Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF
UY TÍN - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM

10 Lưu Ý Khi Làm Quy Chế Trả Lương | Đào Tạo Kế Toán Đà Nẵng

10 LƯU Ý CẦN GHI NHỚ KHI LÀM QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TRONG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN 

1) Mọi chi phí muốn được ghi nhận là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN trong doanh nghiệp cần phải chứng mình được qua hồ sơ, chứng từ, hợp lý, hợp lệ và không quá định mức.

2) Đối với khoản chi phí liên quan đến nhân công (lương, thưởng và các khoản khác) chỉ được ghi nhận khi giá trị chi phí được ghi nhận được giải trình chắc chắn qua: bảng lương, hợp đồng lao động, tính thuế TNCN (nếu có), quy chế lương, quy chế công tác phí và lưu trú khi đi công tác...

3) Quy chế lương, quy chế thanh toán công tác phí chỉ cần được giám đốc doanh nghiệphoặc chủ tịch hội đồng thành viên / hội đồng quản trị phê duyệt mà không cần trình báo với bất kỳ cơ quan nào.

 



4) Doanh nghiệp không nhất thiết và không có nghĩa vụ phải áp dụng hệ thống tính lương, thang bảng lương như hệ thống thang bảng lương sử dụng ngân sách nhà nước.

5) Có thể tồn tại sự khác nhau giữa hệ thống thang bảng lương thực tế tại doanh nghiệp với các mẫu khai trình lao động với Sở lao động thương binh xã hội hàng năm.

6)Doanh nghiệp không thực hiện bảo hiểm cho người lao động thì vi phạm luật bảo hiểm và bị phạt theo bảo hiểm chứ chi phí nhân công nếu có đủ hợp đồng lao động, bảng lương, quy chế lương thì vẫn được ghi nhận làm chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hàng năm.

7) Giá trị thu nhập sử dụng để tính các khoản bảo hiểm (nếu doanh nghiệp có thực hiện bảo hiểm) là lương tối thiểu + phụ trội + các khoản phụ cấp và thu nhập khác có tính chất cố định tương đối, ví dụ: phụ cấp chức vụ. Chứ các khoản thu nhập mềm không chắc chắn, không thể cố định như thưởng theo vụ việc, thưởng khi công trình có lãi, thưởng khi doanh số bán hàng đạt ngưỡng nào đó với điều kiện được hưởng tương ứng thì không thể đưa vào làm căn cứ tính nộp bảo hiểm cho người lao động.

8) Doanh nghiệp không bị khống chế giá trị lương, thưởng, mức chi trả phụ trội làm thêm giờ cho người lao động.

9) Hàng năm doanh nghiệp có thể thay đổi các định mức chi trả, thưởng và quy chế mà không cần xin phép, chỉ cần làm quyết định / quy chế nội bộ.

10) Các khoản khoán chi phí như: xăng xe, điện thoại, văn phòng phẩm nếu chi trả cho người lao động có tính chất tiền lương thì tính là thu nhập chịu thuế TNCN, nhưng nếu tách ra chi trả theo định mức hoặc hóa đơn chứng từ dưới dạng công ty thanh toán khi phát sinh thì không bị tính thuế TNCN.

 

Bài chia sẻ này cũng như những kiến thức khác Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF đều luôn cập nhật và cung cấp kịp thời cho quý anh chị tham khảo và bổ xung kiến thức mới. Kế toán thực hành là vậy, khi chúng ta được đào tạo kế toán ở nhà trường thì đó mới chỉ là kiến thức nền tảng, thế nhưng để áp dụng được những kiến thức đó và những kiến thức kế toán mới vào công việc thực tế thì bắt buộc chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu và cập nhật thêm nhiều nguồn kiến thức, kinh nghiệm mới từ nhiều nguồn bên ngoài.


Ngoài ra tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF thường xuyên chiêu sinh các khóa đào tạo kế toán thực hành tại Đà Nẵng. Với những anh chị đang có nhu cầu học thêm hoặc bồi dưỡng thêm nghiệp vụ kế toán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé.

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp anh chị vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY!

Thông tin liên hệ.

- Hotline: 0905 979 769 (Mr Linh)
- Fanpage: Fb.com/trungtamtuvanvadaotaoketoanvaf/


Cả nhà mình sau khi tham khảo xong nhớ chia sẻ rộng rãi cho các anh chị, em kế toán khác cùng biết nhé cả nhà.

Xin cảm ơn!