Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF
UY TÍN - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM

Vấn Đề Lương Và Cách Chế Lương | Đào Tạo Kế Toán Đà Nẵng

NHIỀU BẠN QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ LƯƠNG VÀ CÁCH CHẾ LƯƠNG, NÊN MÌNH MẠN PHÉP CHIA SẺ 1 SỐ THÔNG TIN NÀY TỚI CÁC BẠN ĐỂ CÁC BẠN CÂN NHẮC VÀ LƯU Ý KHI XỬ LÝ
(Nguồn: Chị Hoa Nguyễn)

 


– Lao động cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% không? 
– Ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả (thấp hơn 2.000.000 đồng/lần) thì có phải khấu trừ thuế TNCN hay không? 
– Lao động ký hợp đồng theo mùa vụ dưới 3 tháng nhưng trong năm tài chính ký nhiều lần không liên tục (chỉ ký khi có nhu cầu) thì tính thuế TNCN như thế nào? 
– Thủ tục quyết toán thuế và nghĩa vụ bảo hiểm ra sao?

 


* Căn cứ tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ mỗi lần chi trả dưới 2 triệu.
– Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN). 
– Thông tư 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

 

* Theo đó cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ mỗi lần chi trả dưới 2 triệu.
+ Trường hợp 01: Về thu nhập từ tiền lương đối với lao động thời vụ < 03 tháng / 01 năm tài chính. 
– Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. 
– Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết(theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”. 
– Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả (thấp hơn 2.000.000 đồng/lần) Công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động, nhưng đến cuối tháng Công ty tổng hợp thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong tháng, tính và kê khai nộp thuế TNCN (theo mức 10%) đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

+ Trường hợp 02: Về thu nhập từ tiền lương đối với lao động thời vụ < 03 tháng / kí nhiều lần trong 01 năm tài chính.
– Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng nhưng trong năm tài chính Công ty ký nhiều lần không liên tục (chỉ ký khi có nhu cầu), cả năm cá nhân đó có tổng thời gian lao động tại đơn vị từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì Công ty thực hiện tạm khấu trừ thuế của cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng. Người lao động thực hiện đăng ký người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh theo quy định.

 

* Như vậy cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ mỗi lần chi trả dưới 2 triệu.
– Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. 
– Cá nhân có thu nhập nhiều nơi trong đó có nơi ký dưới 3 tháng (mức lương từ 2.000.000/lần hoặc /tháng trở lên) thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết vì có thu nhập 2 nơi). 
* Ví Dụ: 
– Ông D ký hợp đồng > 3 tháng với Công ty A và B. Thì Công ty A và B kê khai, khấu trừ cho Ông D theo Biểu lũy tiến từng phần. Cuối năm Công ty A và B cấp chứng từ khấu trừ thuế cho Ông D để Ông D tự đi quyết toán. 
– Cá nhân A ký hợp đồng > 3 tháng với Công ty B (thì Cty B tính theo lũy tiến từng phần). 
Và ký < 3 tháng với công ty C mức lương là 3.000.000/tháng (Thì Công ty C phải khấu trừ 10%).

 

* Kết luận về cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ mỗi lần chi trả dưới 2 triệu.
Vấn đề 01:

– Những lao động thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới < triệu/ lần hoặc / tháng thì khi trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND photo của người đó.

* Hồ sơ: 
1. Hợp đồng lao động CMND photo.
2. Bảng chấm công. 
3. Chứng từ thanh toán tiền lương: tiền gửi hay tiền mặt đều được. 
* Ví Dụ: Công ty thuê lao động thời vụ trả lương: 1.900.000/tháng trả vào cuối tháng => không khấu trừ thuế TNCN do tổng thu nhập < 2.000.000. 
* Ví Dụ: Công ty thuê lao động thời vụ trả lương: 1.900.000/tháng chia làm 3 lần chi trả, các lần chi trả như sau: 500.000 + 400.000+1.000.000 tổng thu nhập tháng là 1.900.000/tháng => không khấu trừ thuế TNCN do tổng thu nhập < 2.000.000.

* Vấn đề 02:

– Nếu có tổng thu nhập > 2 triệu / lần hoặc / tháng thì khi trả lương, kế toán sẽ khấu trừ 10% thuế TNCN trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Ví Dụ: Công ty thuê lao động thời vụ trả lương: 4.000.000/tháng và phụ cấp 500.000 thì:Thuế TNCN phải nộp = (4.000.000 + 500.000) X 10% = 450.000 (Tính theo tổng thu nhập không giảm trừ gia cảnh). 
Ví Dụ: Công ty thuê lao động thời vụ trả lương: 4.000.000/tháng và phụ cấp 500.000 chia làm 3 lần chi trả mỗi lần chi trả < 2.000.000 tổng thu nhập tháng cộng dồn là 4.500.000 đ thì: Thuế TNCN phải nộp = (4.000.000 + 500.000) X 10% = 450.000 (Tính theo tổng thu nhập không giảm trừ gia cảnh). 
=> Nếu không muốn khấu trừ 10% thì phải có bản cam kết 02/CK-TNCn, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ chưa tới mức phải khấu trừ thì kế toán tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.

* Chú ý:

– Cá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN phải có MST tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

– Nếu cá nhân đó có thu nhập 2 nơi thì: Không được làm cam kết và phải khấu trừ 10%.

* Lưu ý:

– Khi DN trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế đối với lao động thời vụ, ký hợp đồng dưới 3 tháng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.. (mẫu số 07/CTKT-TNCN ban hành kèm theo TT 92/2015/TT-BTC). 
* Ví dụ: Ông A ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông A được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông A có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014. 
– DN các bạn muốn có chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải làm đơn gửi lên cơ quan thuế để yêu cầu mua sử dụng.

* Lưu ý: Phải báo cáo tình sử dụng hàng quý. Được lưu trữ bảo quản như hóa đơn tài chính.

* Về: Quyết toán thuế TNCN.
– Cá nhân có phát sinh thu nhập Có tên trên bảng lương phát sinh thu nhập là phải quyết toán TNCN dù phát sinh tiền thuế TNCN hay là không phát sinh thuế TNCN. 
– Không có tên trên bảng lương không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. 
– Nếu trong năm không phát sinh tiền lương và thu nhập của bất kỳ cá nhân nào thì vẫn nộp tờ khai quyết toán TNCN để trống.

* Vấn đề BHXH cho nhân viên làm nhiều công ty.
– Theo khoản 1 điều Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam: 
“1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. 
1.2. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.”

Như vậy: 
– Đóng BHXH, BHTN tại nơi ký hợp đồng đầu tiên.
– Đóng BHYT tại nơi có mức lương cao nhất.

* Theo trên:
– Lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên bắt buộc đóng BHXH (Có thể làm Hợp đồng Học việc hoặc Hợp đồng thử việc).
– Chỉ lao động thời vụ dưới 3 tháng mới được làm cam kết 02/CK-TNCN.
– Những lao động thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc /tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN 10%.
– Nếu có tổng thu nhập > 2 triệu / lần hoặc / tháng thì phải khấu trừ thuế 10% thuế TNCN trên thu nhập trước khi trả cho NLĐ. 
=> Nếu không muốn khấu trừ 10% thì phải có bản cam kết 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ chưa tới mức phải khấu trừ thì kế toán tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.

* Chú ý: 
– Cá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN phải có MST tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế. 
– Nếu cá nhân đó có thu nhập 2 nơi tại thời điểm phát sinh thu nhập thì: Không được làm cam kết và phải khấu trừ 10%.

 

Bài chia sẻ này cũng như những kiến thức khác Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF đều luôn cập nhật và cung cấp kịp thời cho quý anh chị tham khảo và bổ xung kiến thức mới. Kế toán thực hành là như vậy, khi chúng ta được đào tạo kế toán ở nhà trường thì đó mới chỉ là kiến thức nền tảng, thế nhưng để áp dụng được những kiến thức đó và những kiến thức kế toán mới vào công việc thực tế thì bắt buộc chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu và cập nhật thêm nhiều nguồn kiến thức mới.


Ngoài ra tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF thường xuyên chiêu sinh các khóa đào tạo kế toán thực hành tại Đà Nẵng. Với những anh chị đang có nhu cầu học thêm hoặc bồi dưỡng thêm nghiệp vụ kế toán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé.

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp anh chị vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY!

Thông tin liên hệ.

- Hotline: 0905 979 769 (Mr Linh)
- Fanpage: Fb.com/trungtamtuvanvadaotaoketoanvaf/


Cả nhà mình sau khi tham khảo xong nhớ chia sẻ rộng rãi cho các anh chị, em kế toán khác cùng biết nhé cả nhà.

Xin cảm ơn!