Cách Đóng, Ghép Chứng Từ Kế Toán | Đào Tạo Kế Toán Thực Hành
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐÓNG , GHÉP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Để thuận lợi cho việc kiểm tra & tìm kiếm chứng từ kế toán nên ghép chứng từ kế toán khoa học, dễ kiểm soát, dễ tìm kiếm, ngăn lắp, gọn gàng, đẹp.
1. Dụng cụ để kẹp chứng từ.
1.1 Các loại kẹp chứng từ to nhỏ khác nhau tùy theo độ dầy mỏng của chứng từ, sử dụng từng loại kẹp cho phù hợp, không nên sử dụng kẹp to vào tập chứng từ nhỏ (rất dễ tuột & sộc sệch), ngược lại đừng dùng kẹp nhỏ vào tập chứng từ to (rất dễ hỏng kẹp, bị doãng kẹp không sử dụng được lâu).
1.2 Dụng cụ để đóng chứng từ.
- Chứng từ kế toán rất hay dùng vào nhiều việc, lấy ra, ghép vào là chuyện đương nhiên vì vậy không nên đóng chết chứng từ, hoặc đóng đục lỗ buộc dây rất bất tiện cho việc lấy chứng từ ra khỏi quyển. Nên đóng đục lỗ & dùng nẹp lá lúa bằng inoc hoặc bằng nhựa.
- Nẹp là lúa bằng inoc có tác dụng giữ chặt hơn nẹp nhựa nhưng rất dễ đứt tay.
- Đục lỗ có nhiều loại & nhiều kích cỡ khác nhau, nếu có điều kiện Cty nên đầu tư 3 loại đục lỗ to, trung, nhỏ.
2. Cách ghép chứng từ:
- Để tiện lợi cho việc kiểm tra nên ghép chứng từ phân loại thành 3 mảng:
2.1 Chứng từ đầu ra bao gồm các loại sau:
- Phiếu thu.
- Hóa đơn đầu ra (liên thứ 3 màu xanh).
- Phiếu xuất kho kiêm phiếu xuất kho.
- Hóa đơn dịch vụ.
- Phiếu kế toán liên quan đến đầu ra.
- Phiếu xuất kho dùng cho sản xuất.
Cách ghép như sau:
- Ưu tiên theo thứ tự ngày tháng hóa đơn đầu ra, số thứ tự trên phiếu.
- Ghép theo thứ tự như sau: 1. phiếu thu (trường hợp thu bằng tiền mặt dưới 20tr), 2 hóa xanh, 3 phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn dịch vụ, 4 phiếu kế toán (nếu có), ctu liên quan khác kèm theo (nếu có như hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành . . . ) thành 1 bộ Ctu đầy đủ - Nếu hóa đơn đầu ra trên 20tr thường sẽ không có phiếu thu.
- Phiếu thu tiền NH về quỹ, thu tiền hoàn tạm ứng, thu tiền vay vốn KD . . . (Kèm theo ctu liên quan nếu có).
- Phiếu xuất kho dùng cho sản xuất.
2.2 Chứng từ đầu vào có các loại phiếu sau:
- Phiếu chi.
- Phiếu nhập kho (phập mua).
- Phiếu kế toán.
- Phiếu nhập kho thành phẩm từ SX.
Cách ghép như sau:
- Ưu tiên theo thứ tự ngày tháng hóa đơn đầu vào, số thứ tự trên phiếu.
- Ghép theo thứ tự như sau: 1. phiếu chi (trường hợp chi bằng tiền mặt dưới 20tr), 2 hóa đỏ, 3 phiếu nhập kho (mua), 4 phiếu kế toán (nếu có), ctu liên quan khác kem theo (nếu có như hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành . . . ) thành 1 bộ Ctu đầy đủ - Nếu hóa đơn đầu ra trên 20tr thường sẽ không có phiếu chi.
- Phiếu chi tiền nộp vào NH, chi tiền tạm ứng, chi tiền vay, chi tiền lương . . . (Kèm theo chứng từ liên quan nếu có).
- Phiếu nhập kho từ sản xuất.
2.3 Chứng từ ngân hàng.
- Sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, phiếu báo nợ báo có, sổ phụ.
- Xếp riêng từng ngân hàng.
(Không cần in chứng từ Báo nợ, báo có ở PMKT)
3. Cách đóng chứng từ.
- Để quyển chứng từ vuông thành sắc cạnh, không bị thò thụt, bung chứng từ ra khỏi quyển, cần ghép cẩn thận, ngay ngắn, tỷ mỉ, không nên cẩu thả, qua loa.
- Đục lỗ rất khoát, ngọt, sắc nét 1 phát ăn ngay, đừng ngập ngừng, gay giấy nham nhở, rất xấu
- Đóng từng quyển theo tháng hoặc theo quý.
- Không nên đóng quyển quá mỏng, tốn bìa của ÔNG CHỦ, có thể đóng gộp. Nếu quyển quá dầy có thể đóng thành nhiều quyển, lưu ý đánh số thứ tự của quyển để dễ quản lý (VD Quyển 01/03 tức là quyển số 1 trên 3 quyển trong 1 tháng).
4. Bìa chứng từ đơn giản, đủ nội dụng:
- Tên đơn vị chủ quản: VD Sở KH & ĐT TP Hải Phòng.
- Tên Cty:
- Mã số thuế.
- Tên quyển chứng từ:
+ Chứng từ kế toán đầu ra.
+ Chứng từ kế toán đầu vào.
+ Chứng từ ngân hàng.
+ Chứng từ kế toán (Nếu Cty mili ít chứng từ quá có thể gộp 3 quyển thành 1 quyển).
- Tên thời gian: VD Tháng 01/2017; Quý 01/2017, Năm 2017...
- Tên địa danh: Hải Phòng, năm 2017; Hà Nội, năm 2017...
Nguồn : Tan Ke Toan
Tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF chúng tôi thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời cho quý anh chị tham khảo và bổ xung kiến thức mới. Khi chúng ta được đào tạo kế toán ở nhà trường thì đó mới chỉ là kiến thức nền tảng, thế nhưng để áp dụng được những kiến thức đó và những kiến thức kế toán mới vào công việc kế toán thực hành thực tế thì bắt buộc chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu và cập nhật thêm nhiều nguồn kiến thức mới.
Bên cạnh đó tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF thường xuyên chiêu sinh các khóa đào tạo kế toán thực hành tại Đà Nẵng. Với những anh chị đang có nhu cầu học thêm hoặc bồi dưỡng thêm nghiệp vụ kế toán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé.
Mọi thắc mắc cần giải đáp anh chị vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY!
Thông tin liên hệ.
- Hotline: 0905 979 769 (Mr Linh)
- Fanpage: Fb.com/trungtamtuvanvadaotaoketoanvaf/
Xin cảm ơn!
TIN TỨC MỚI
- Những Đánh Gía Của Anh, Chị, Em Học Viên | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng
- Những Đánh Gía GVHD Của Anh, Chị, Em Học Viên | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng
- Những Nhận Xét GVHD Của Anh, Chị, Em Học Viên | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng
- Những Nhận Xét GVHD Của Anh, Chị, Em Học Viên | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng
- Những Nhận Xét Của Anh, Chị, Em Học Viên | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng