Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF
UY TÍN - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM

Kế Toán Viên Làm Gì Khi Không Được Giao Việc | Đào Tạo Kế Toán Tại Đà Nẵng

KỸ NĂNG CẦN CÓ | LÀM GÌ KHI ĐI THỰC TẬP KHÔNG ĐƯỢC SẾP GIAO VIỆC | ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI ĐÀ NẴNG 


Theo truyền thống, sếp giao gì thì làm nấy, không giao thì ngồi chơi, đây là thực trạng chung. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhân viên quá thụ động, sếp quá bận hoặc sếp chưa tin tưởng để giao các việc quan trọng.

Và từ đó, nhân viên học được cách “cam chịu”, nhiều đứa bạn mình than, vô thực tập chẳng làm gì cả, chỉ toàn photo tài liệu. Vâng và bọn nó kết thúc thời gian thực tập không mấy vui mà thậm chí chẳng muốn nhớ đến.

 

 



Dưới đây là cách giải quyết của mình và mình cũng đã áp dụng cách này vào thực tế:

- Sếp không giao việc thì giao việc lại cho sếp. Nghe có gì đó phi lý dễ sợ. Nhưng mình có quan điểm thế này: công ty đã tuyển dụng vào nghĩa là hai bên đều phải có trách nhiệm với nhau, không thể làm gì nếu chỉ có một bên cố gắng (hơi lạc đề chút: trong tình yêu cũng vậy). Khi bạn là sinh viên, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy tự học hỏi và cái nào không biết thì hỏi lại sếp bạn, chắc chắn sếp bạn sẽ phải trả lời câu hỏi của bạn. Qua các câu bạn hỏi, người sếp có thể đánh giá được khả năng của bạn đến đâu, để từ đó, tin tưởng và giao việc cho bạn. Tuy nhiên, phải nhớ: trước khi hỏi điều gì hãy suy nghĩ và tìm hiểu nó trước, đừng hỏi những câu quá ngớ ngẫn mà tài liệu đã nêu ra, thậm chí nghiên cứu nó trên Google rồi hãy hỏi. Cứ hỏi không ngừng nghĩ đi, kiểu gì sếp mệt quá là sếp sẽ quăng cho bạn một bộ hồ sơ để bịt miệng bạn thôi.

- Học việc qua những vụ việc đã làm, nếu công ty bạn có những bộ hồ sơ lưu trữ những việc đã làm thì hãy dành thời gian để đọc nó. Cách này giúp bạn tiếp cần thực tế dễ dàng và tất nhiên, khi đọc xong bạn sẽ có điều thắc mắc hãy hỏi người đã làm vụ đó. Ôi thôi, chừng đó đủ để bạn giỏi lên nhanh chóng.

- Xin việc: khi không thể “chịu đựng” nổi nữa thì hãy xin việc: sếp ơi, sếp có gì cho em làm không?, v.v. 100% là bạn sẽ được giao việc ngay sau đó.

- Luôn đúng giờ và túc trực thường xuyên tại công ty: Những bạn sinh viên đi thực tập thường chỉ làm từ 3 - 4 buổi trên công ty. Điều này sẽ chậm bước tiến của bạn. Nếu có thời gian thì cứ lên thường xuyên, làm sao mọi người trong công ty biết bạn là ai, nhớ tên bạn. Đừng để “có nó cũng được không có nó cũng không sao” thì fail ngay. Chỉ cần một lần, sếp nhờ làm việc gì mà có bạn sẵn sàng ở đó thì ta nói lần sau sếp sẽ gọi bạn hoài thôi.

- Tích cực tương tác với sếp, đồng nghiệp qua mạng xã hội: Like, comment các kiểu, thậm chí đăng stt để sếp, đồng nghiệp biết mình là người như thế nào, kiểu gì cũng để lại ấn tượng.

Thái độ: mình nghĩ thế này, là thực tập sinh nhưng hãy làm như một nhân viên chính thức. Đừng nghĩ 8h/ngày là đủ, hãy tích cực làm việc và tương tác, mình chắc chắn các bạn sẽ có chỗ đứng trong lòng sếp.

Chừng đó tip cũng đủ để các bạn có một mùa thực tập vui vẻ rồi. Nói chứ thứ 2,3 thi kết thúc môn mà chưa đụng vào sách vở. Nghe mùi fail thoang thoảng đâu đây. Cảm ơn các bạn đã đọc bài nhá!
Nguồn : Bạn Diễm Nguyễn.

Xin được giới thiệu thêm!

Tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF  (chi nhánh của Cty TNHH Thư Viện Kế Toán Đà Nẵng) chúng tôi thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời cho quý anh chị tham khảo và bổ xung kiến thức mới. Khi chúng ta được đào tạo kế toán ở nhà trường thì đó mới chỉ là kiến thức nền tảng, thế nhưng để áp dụng được những kiến thức đó và những kiến thức kế toán mới vào công việc kế toán thực hành thực tế thì bắt buộc chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu và cập nhật thêm nhiều nguồn kiến thức mới.

 

Ngoài ra để cập nhật thêm các kiến thức mới xin mời Anh, Chị, Em xem thêm: TẠI ĐÂY!
Thông tin tuyển dụng, việc làm kế toán xem thêm: TẠI ĐÂY!
Mọi thắc mắc cần giải đáp anh chị vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY!
 

Thông tin liên hệ.

- Hotline: 0905 979 769 (Mr Linh)
- Fanpage: Fb.com/trungtamtuvanvadaotaoketoanvaf/

- Fanpage 2: Fb.com/Dichvuketoandanang/

Xin cảm ơn!