Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF
UY TÍN - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM

Kỹ Năng Nộp Hồ Sơ Qua Email | Đào Tạo Kế Toán Đà Nẵng

LỜI CHIA SẺ CỦA MỘT BẠN VỀ KỸ NĂNG NỘP HỒ SƠ QUA EMAIL CHO NHÀ TUYỂN DỤNG 
(Nguồn: Nikon Ngô GIA ĐÌNH KẾ TOÁN - ĐÀ NẴNG)

Chẳng là mình là 1 người SG ra Đà Nẵng công tác. Đến nay đã dc 4 tháng. Mình cũng đã đăng 1 vài thông tin tuyển dụng ( chủ yếu là bộ phận KT & CSKH ) của CTY trên Group này. Và mình cũng nhận được khá nhiều Email gửi về ứng tuyển. Nhưng thật sự là mình khá khó khăn khi chon lựa xem CV khi mở email ra chỉ thấy 1 file đính kèm, hoặc vài câu siêu ngắn gọn kiểu như "em gửi anh".... Hơn 50 email mình nhận được thì hầu như mình ko chọn được 1 nhân sự nào phù hợp. 

 

 


 


Bên mình ko phải CTY quá lớn, Nhưng mình khá khắt khe trong việc chọn lựa nhân sự. Kinh nghiệm có thể trao dồi, kỹ năng có thể đào tạo...nhưng sự chỉnh chu, cẩn thận .. lại là bản tính của mỗi cá nhân. điều này khá cần thiết cho 1 số vị trí của CTY.
Hôm nay mình xin phép AD chia sẽ 1 chút về cách viết và gửi 1 Email. Lý do để mình chọn đề tài này mặc dù vấn đề này đã cũ, và nhiều sách báo, nhiều trường lớp, nhiều bạn đã nói về đề tài này. Tuy nhiên thực tại vẫn quá nhiều bạn vẫn còn mắc phải. 
Email là 1 công cụ truyền đạt thông tin được sử dụng rộng rãi ở thời điểm hiện tại nhất & Email chính là cách để NLD( người lao động ) tiếp cận đến với NTD( nhà tuyển dụng ). 1 ngày NTD, 1 nhà QL, 1GD... họ có rất nhiều việc, Và cả trăm email gửi tới. Họ không có đủ TG để đọc hết tất cả các Email này. Do đó họ sẽ chọn lựa, lựa những email rõ ràng, chỉnh chu nhất để xem trước. Và khi bạn có 1 email "đúng" đó chính là cơ hội của bạn.

...............
Và đây là 1 cách trong nhiều cách viết email "đúng" mà mình muốn chia sẽ :
1. Tên email : Hãy tạo một email mới với tên họ thật của mình, nếu đã trùng thì thêm ngày sinh, hoặc thêm lĩnh vực mà chúng ta làm.
PS : Né những cái email "Minh Heo " “ anh chàng đẹp zai”.... nhìn là hờn luôn ko muốn đọc . Vì đây là email của công việc.

2. Phần "To:" của cái email, là gởi đích danh cho người cần gởi.
"CC" là "Carbon Copy" giống như tờ giấy in than ấy, Chúng ta sẽ gởi kèm cho những người cần quan tâm tới nội dung của email mà có thể họ không trực tiếp ảnh hưởng tới nội dung. ( Người nhận ở phần "To: và "CC" sẽ nhìn thấy email của nhau, tức là biết có ai đang được gởi cái email này).
Còn "BCC" có nghĩa là "Blind Carbon Copy", những người nhận trong phần này sẽ không hiện tên, tức là người nhận ở "To:" và "CC" sẽ không thấy.
Với các email có nhiều người trong "CC" Chúng ta thay vì nhấn "Reply" thì hãy nhấn "Reply All" để trả lời cho tất cả mọi người nếu nội dung liên quan đến họ, cần gởi riêng cho người nào thì chỉ gởi "To:" cho họ. Và "Reply all" sẽ không trả lời cho những người trong phần "BCC".

"Forward" là chuyển tiếp, đưa toàn bộ nội dung của email cho một người tiếp theo mà ta muốn gởi đi.
Chúng ta chú ý mấy phần này cho kỹ, vì có thể làm tiết lộ những thông tin không cần thiết. ( Ví dụ, chúng ta gửi mail duyệt giá – đang trao đổi trong nội bộ mà FW or reply all thì khách hàng sẽ đọc được những thông tin nội bộ đó ).

3. Tiêu đề của email, không bao giờ được quên hoặc bỏ qua. Có vài hệ thống mail sẽ nhắc lại nếu em quên không viết tiêu đề cho email.
Tiêu đề không được dong dài,Tiêu đề của em phải trực tiếp nói đến nội dung chính của email này. ( rất nhiều bạn ghi luôn nội dung email lên tiêu đề còn nội dung email thì bỏ trống )
Người nhận email sẽ căn cứ vào tiêu đề này để biết nội dung và sắp xếp email vào phần cụ thể để xử lý. Nên hãy đặt một tiêu đề thật ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.

4. Dòng đầu tiên của email. Hãy có lời chào hỏi lịch sự.
Tuỳ vào nơi nhận email là ở đâu, Chúng ta biết họ ra sao, hiểu họ thế nào và có thân với họ không để chọn cách chào cho lịch sự.
Nếu bình thường, an toàn, dùng chung cho nhiều đối tượng thì hãy "Dear anh A" "Dear quý công ty B"... Trong trường hợp cân nhắc người đọc có thể không thích nhận email Anh - Việt, mình nên viết là "Kính gởi..." "Thân gởi..." "Thương gởi...". Nhớ suy nghĩ và cân nhắc nhé.

5. Nội dung email.
Làm ơn hãy nói rõ ý của chúng ta là gì và cần gì, muốn gì. Có thể dẫn dắt bằng một hai dòng, nhưng chú ý đừng làm văn, làm thơ trong email. ( vì đây là mail công việc )
6. Cuối thư.
Chúng ta nhớ cảm ơn vì người ta đã dành thời gian đọc thư Và chú ý có một cái chữ ký, trong đó là tên, chức vụ và số điện thoại liên lạc khi cần.
7. File đính kèm nếu có.
 Hãy vui lòng ghi rõ tên file đính kèm là gì. 1 số bạn vẫn để số 1,2... hay scan 1,2... người đọc sẽ rất khó để xem và chọn lựa. Và tốt nhất nên gom tất cả văn bằng, giấy tờ vào 1 file PDF ( tiêu đề các văn bằng chứng chỉ ) 1 thư xin việc, 1 CV mô tả chi tiết quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc...
VD : Văn bằng, CV, CMND, Hộ khẩu.... 

 

Xin được giới thiệu thêm!

Tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF  chúng tôi thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời cho quý anh chị tham khảo và bổ xung kiến thức mới. Khi chúng ta được đào tạo kế toán ở nhà trường thì đó mới chỉ là kiến thức nền tảng, thế nhưng để áp dụng được những kiến thức đó và những kiến thức kế toán mới vào công việc kế toán thực hành thực tế thì bắt buộc chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu và cập nhật thêm nhiều nguồn kiến thức mới.

Bên cạnh đó tại Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Kế Toán VAF thường xuyên chiêu sinh các khóa đào tạo kế toán thực hành tại Đà Nẵng. Với những anh chị đang có nhu cầu học thêm hoặc bồi dưỡng thêm nghiệp vụ kế toán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé.
 

Mọi thắc mắc cần giải đáp anh chị vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY!

Thông tin liên hệ.

- Hotline: 0905 979 769 (Mr Linh)
- Fanpage: Fb.com/trungtamtuvanvadaotaoketoanvaf/

 

Xin cảm ơn!